Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Dršťková polévka và Knedlíky - QUÁ RỄ

Dršťková polévka
0,5 kg předvařených drštěk
-1,5 l vody
-1 cibule
-1až 2 lžíce sádla
-5 hodně vrchovatých lžic hladké mouky
-1 kostička hovězího masoxu
-1 vrchovatá lžíce sladké papriky
-2 lžíce majoránky
-podle chuti sůl, pepř, česnek
Dršťky nakrájíme na proužky a 2x je po deseti minutách vyvaříme ve vodě. Do druhé vody je dáváme propláchnuté a vodu osolíme.
Propláchnuté dršťky si zatím dáme stranou.
V hrnci si rozpustíme 1 - 2 lžíce sádla (lepší je 2), přidáme rozkrájenou cibulku, kterou zpěníme asi dvě minuty, přisypeme mouku a uděláme trochu hnědou jíšku ke které přimícháme sladkou papriku a téměř hned zalijeme vodou.
Přidáme masox, majoránku, česnek, pepř a trochu soli.
Polévku provaříme kvůli jíšce a aby se rozpustil masox (asi 5 minut) a podáváme.

Bánh mì hấp - Knedlíky




Dobrou chut - Chúc ăn ngon
Mọi yêu cầu hỏi đáp xin gửi đến: do.honza@seznam.cz

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Tri ân khách hàng - Khai trương lớn vào Hè 2011– Grand Opening in Summer 2011.

Trải qua nhiều sự cố kỹ thuật và thực tế khách quan, nhà hàng Goldmalt Pilsner HC,
9 Hoàng Cầu đã đi vào ổn định.
Bằng tấm lòng tri ân với các bạn hàng đã nhiệt tình vô tư ủng hộ, giúp đỡ Goldmalt HC ngay từ ngày đầu tiên nhập cuộc, Ban lãnh đạo nhà hàng quyết định lấy ngày Chủ Nhật 29.5.2011 là ngày “Tri ân khách hàng” hay còn gọi là ngày “Khai trương lớn vào Hè 2011– Grand Opening in Summer 2011”.
Buổi sinh hoạt này dành riêng cho các bạn đã mua vé tham dự đêm Dạ hội Bohemia 31.12.2010 và các hội viên có vé sinh hoạt tại CLB văn học – nghệ thuật Bohemia trong tháng 2 và 3.2011. Các bạn là cổ đông và gia quyến là khách danh dự của chương trình. Ngoài ra mỗi cổ đông còn được nhận hai giấy mời cho bạn hữu (tại cô Điệp, kế toán).

Thời gian tổ chức:
Chủ Nhật, ngày 29.5.2011
Từ 16h00 đến 22h00
Tầng 2 nhà hàng Goldmalt, 9 Hoàng Cầu.
Chương trình:
- Giới thiệu hệ thống nhà hàng Goldmalt tại Việt Nam (nhà hàng, các hoạt động văn, thể, CLB đang hoạt động trong hệ thống, đóng góp của Goldmalt với xã hội…)
- Hướng dẫn làm một số món ăn của CH Séc (Knedlíky, Gulas, Drstková polévka, Bramborák, …)
- Quảng bá về đất nước con người CH Séc (Video về CH Séc, sản xuất pha lê Bohemia,…)
- Liên hoan tiệc Buffer (lúc 17h30)
- Văn nghệ Việt-Séc
- Giao lưu văn hóa với các bạn Séc, Việt đang sống ở Việt Nam.

Khi đến dự các bạn nhớ mang theo vé vào cửa còn cuống từ đêm Dạ hội Bohemia 31.12.2010, vé sinh hoạt CLB Bohemia tháng 1, 2, 3.2011 để làm vé vào cửa và lĩnh quà của Hệ thống Goldmalt Hoàng Cầu.
Các vé trên sau ngày 29.5 sẽ hết hạn và giá trị sử dụng.
Một lần nữa nhà hàng Goldmalt HC mong được các bạn lượng thứ cho sự chậm trễ này và rất hân hạnh được đón tiếp.

Thay mặt Goldmalt HC
Ban tổ chức

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Ẩm thực Séc - Hãy tự làm thử

Ẩm thực made in Czech

Chào các bạn đã từng sống, lao động, học tập, làm việc hoặc đã từng có dịp ghé qua Tiệp Khắc; các bạn yêu mến đất nước con người, văn hóa Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc.
Goldmalt-hc.blogspot.com hợp tác với gs-bohemia.blogspot.com trên Google.com xin đem đến một không gian nhỏ để các bạn có thể lướt web. trên đó nhớ về nơi cố hương với nhiều đề tài khác nhau.
Lần này BBT xin chuyển đến các bạn ẩm thực CH Séc mà ai đó đã từng thưởng thức đều không thể quên: “vyborné chutnání”.
Khi nói đến Cộng hòa Séc, ngoài cảnh đẹp của thủ đô Vàng Praha, các lâu đài nổi tiếng và các điểm du lịch hấp dẫn như trong chuyện cổ tích, các bạn chắc hẳn đều đã được thưởng thức bia Plzen, Budvar, Staropramen, … những món ăn truyền thống và cả những món ăn ngon của thế giới do các đầu bếp Cộng hòa Séc chế biến và hướng dẫn trong thực đơn.
Chỉ là chút mở đầu, chúng tôi xin giới thiệu một vài món ăn đặc sản và cách làm bình dân các món ăn này được sưu tầm từ các tài liệu “Česká kuchyně”.
Nào chúng ta cùng vào bếp thăm quan thế giới ẩm thực của Cộng hòa Séc nhé.
Đặc sản mà ở Cộng hòa Séc các bạn không thể không nếm thử đó là knedlíky – bánh mì hấp (thực ra là luộc), món này có nhiều cách làm khác nhau (bánh hấp khoai tây, bánh hấp nhân bánh mì khô, bánh hấp xù, bánh hấp ngọt, bánh hấp nhân hoa quả…) nhưng phổ biến nhất đó là:

Houskové knedlíky (bánh mì hấp “tổ kén”)



Nguyên liệu: cho 4 người
- 450 gr bột mì,
- 3 quả trứng, chút muối.
- 200 ml sữa tươi,
- 10 gr bột nở (hay còn gọi là bột khai, loại này thành cục sẵn), hoặc bạn có thể dùng 1/2 gói bột nở mịn,
- 1 cái bánh mì (houska - tổ kén) được cắt hạt lựu, phơi khô hoặc rán dòn.

Cách làm: cho bột nở và bột mì vào trộn đều (nếu bột khai, cho một chút sữa đánh tan) rồi cho sữa tươi, trứng đánh nhuyễn. Tiếp đó cho bánh mì tổ kén đã cắt hạt lựu vào rồi lại trộn đều, tới khi thấy đều mịn thì dừng.
Rắc một chút bột áo mỏng bên ngoài, bọc trong một tấm vải ủ khoảng 45- 60 phút. Cũng có thể để nguyên trong chậu sau khi đã rắc bên dưới lớp bột áo mỏng (để không bị dính đáy), dùng khăn phủ lên trên và ủ.
Khi bột nở đều lấy ra, dùng tay (thoa bột hoặc dúng nước sạch để không bị dính) vắt bột làm 2 miếng và nặn dài theo hình con lăn đường kính khoảng 50-60 mm, cho vào luộc trong nước sôi đã tra muối.
Khoảng 20 phút lấy ra để ráo là được.
Màu của bánh phụ thuộc vào nguyên liệu (màu hơi vàng nếu cho nhiều lòng đỏ trứng, trắng nếu chỉ có sữa, vàng tươi của bột khoai tây…)
Bánh mì hấp này được ăn kèm với nhiều loại nước chan nấu với thịt, sốt vang, sốt thịt gà… và các nguyên liệu khác nhau.
Knedlo-vepřo-zelo: cho 4-6 người
(bánh mì hấp - thịt lợn - bắp cải chua)




Chuẩn bị một cái nồi có nắp để nướng trong lò
Nguyên liệu :
- 1 kg thịt lợn (thịt ba chỉ, hoặc vai, hoặc cổ)
- 150 gr thịt hun khói thái sợi
- 1 bắp cải khoảng 800g đến 1 kg thái sợ mỏng
- 70 gr mỡ
- 3 củ hành tây thái mỏng, băm nhỏ
- 1 củ tỏi bằm nhuyễn
- 20 gr bột mì
- 1 muổng canh giấm
- chút muối, đường, bột ngọt
- 2 thìa cà phê hạt gia vị kmín (hạt thì là)

Cách làm :
Thịt làm sạch để nguyên miếng, ướp với chút muối, một ít hành tây băm nhỏ, tỏi bằm, bột canh. Cho mỡ vào nồi, xoa đều cho không bị dính sau đó cho thịt vào cho thêm nửa bát nước, rồi cho vào lò 200OC.
Sau khoảng 30 phút thịt chín lấy ra. Nước thịt để lại sau này rưới lên thịt.
Sào bắp cải: cho mỡ vào chảo, cho hành tây vào đảo rồi cho thịt hun khó vào xào rắc bột mì vào xào cùng và cuối cùng là bắp cải, nêm nếm gia vị và cho hạt kmín (một loại hạt thì là) tiếp đó cho giấm và đường vào nấu tới khi bắp cải chín nhừ. (chú ý: món bắp cải này cần hơi chua ngọt).

Bạn thái thịt thành lát dầy 1cm bản rộng rồi cho lên đĩa, một góc cho bắp cải, một góc cho bánh mì hấp (knedlíky), rưới nước thịt còn ở trong nồi lên. Thế là xong.

Nước chan svičková
Svičkové knedlíky (bánh mì hấp chan nước sốt “nến – svička”).

Nguyên liệu:
- 400 gr thịt bò,
- 60 gr thịt hun khói (đã xắt lát mỏng),
- 40 gr bơ,
- 40 gr hành củ,
- 100 gr cà rốt,
- 100 ml sữa tươi,
- 200 ml smetana hay còn gọi là kem tươi,
- 60 gr bột mì,
- ít cần tây, rau mùi,
- 1/2 quả chanh,
- 10 gr đường,
- tiêu, bơ, gia vị muối, bột ngọt hoặc bột canh,
- 100 ml nước xương đã ninh kỹ

Cách làm:
Thịt bò làm sạch xẻ dọc, chèn thịt hun khói vào theo thớ xẻ, hành củ, cà rốt, cần tây cắt miếng 3 cm. Thả bơ vào nồi, cho rau củ, quả đã xắt vào đảo đều, cho thịt bò vào đảo sơ cùng với rau, cho tiếp 100 ml nước xương, vắt nửa quả chanh và cho một chút bột nêm rồi đậy vung lại nấu. Khi thịt mềm lấy ra cắt lát khoảng 1 đến 1,5 cm. Nước và rau củ quả xay nhuyễn, tiếp tục cho sữa tươi và kem tươi vào nấu, nêm nếm vừa ăn, bột mì khuấy tan với chút xíu nước rồi cho từ từ vào nồi khi thấy sánh như súp là được..
Bánh mì hấp thái từng lát dầy khoảng 1,5 cm khoảng 5 lát/đĩa, sau đó đặt thịt bò đã thái lát bên cạnh rồi chan nước svičková lên. Thế là xong.

Drštková polévka (Súp xách, lòng bò)
Món súp rất đặc trưng của Cộng hòa Séc

Chuẩn bị :
- 400 gr xách bò (có thể là dạ dày bò, lợn)
- 40 gr mỡ
- 2 củ hành tây
- 4 củ tỏi bằm nhuyễn
- 2 thìa cà phê majoránka (tạm dịch là nhóm kinh giới-húng thơm-bạc hà)
- 1 thìa ớt đỏ không cay (có thể cho cay một chút nếu thích)
- 20 gr bột mì
- 1,5 lít nước xương ninh kỹ
- 1 chút hạt kmín (hạt thì là)
- gia vị tổng hợp
- bột nêm hoặc bột ngọt

Cách làm:
Xách bò (dạ dày bò, lợn) làm thật sạch sau đó ninh nhừ, rửa lại lần nữa rồi thái sợi và cắt ngang chỉ còn khoảng 0,5 cm.
Cho mỡ vào chảo, thả hành, tỏi đảo sơ rồi cho xách bò vào đảo đều, rắc ớt bột ngọt và hạt kmín vào rồi cho nước xương vô ninh.
Khoảng 10 phút nêm nếm lại cho vừa ăn, tiếp đó cho bột mì hòa tan trong nước từ từ tưới tới khi nào thấy sánh là được.
Ta xong món súp xách bò rất ngon.

Bánh khoai tây - Bramborák
Một món ăn truyền thống bằng khoai tây làm rất đơn giản:

Nguyên liệu :
- 3/4 kg khoai tây
- 7 thìa cà phê bột mì
- Chút hạt tiêu xay
- 3 quả trứng
- 7-8 tép tỏi băm nhỏ
- Muối, dầu ăn.

Cách làm:
Nạo khoai tây thành sợi nhỏ dài, nếu khoai tây có nước cần bóp nhẹ cho ráo bớt nước, không vắt quá khô, sau đó cho chút muối, 3 quả trứng vào, nêm hạt tiêu, tỏi đã băm nhuyễn, bột mì vào và trộn đều.
Đổ dầu ăn vào chảo, dùng muỗng múc bột và khoai đã trộn cho vào rán, lưu ý dầu chỉ ngập 1/ 2 bánh, mỗi miếng đường kính khoảng 10 cm, rán chín vàng lật hai mặt là vớt ra.
Bánh rất thơm, ngon, đơn giản.

Lưu ý: món này có thể bổ sung thêm thịt hun khói sắt sợi khoảng 2cm trộn đều, rán. Gia vị có thể thêm kmín, thì là tươi, majoránka, hành theo khẩu vị.

Salát khoai tây (bramborový salát)
Việt Nam hay gọi là salát Nga

Người Séc có những món dành riêng cho ngày Noel (Vánoce), ăn trong chiều tối ngày 24/12 (sau khi ăn xong đón giao thừa vừa lúc bóc quà được tặng để dưới chân cây thông Noel). Salát khoai tây ăn cùng với cá chép.


Chuẩn bị:

Bước 1:
- 100 gr khoai tây
- 50 gr hành tây
- 50 gr cà rốt
- 50 gr hạt đậu hòa lan
- 50 gr củ cần tây
Tất cả đều xắt hạt lựu rồi đem luộc chín.
Lưu ý: có thể cho sữa chua trắng trộn cùng với salát.

Bước 2:
- 4 quả trứng (luộc chín)
- 3 khúc xúc xích (khoảng 200gr)
Hai thứ này cũng xắt hạt lựu
- Trứng chim cút hoặc trứng gà để trang trí.

Bước 3:
- 200 gr sốt majonéza
- ít tiêu bột
- đường, muối, bột ngọt, chanh, dầu ăn, rau mùi (xắt nhuyễn)

Bước 4:
Trộn những thứ đã xắt hạt lựu: trứng, xúc xích, rau củ, cho chút muối, bột ngọt, đường, tiêu bột và một thìa cà phê chanh, 2 thìa cà phê dầu ăn sao cho vừa ăn theo khẩu vị của mình. Tiếp đến đổ sốt majonéza và rau mùi đã xắt nhuyễn trộn đều. Ta sẽ có món salát khoai tây. Dọn ra đĩa, bày chút hoa bằng trứng cho sinh động.
Món này thường được ăn kèm với cá chép tẩm bột chiên, thịt tẩm bột chiên, hoặc ăn với bánh mì gối (đã xắt lát).

Cá chép tẩm bột rán ( smazený kapr )
Cá ăn với salát khoai tây.

Nguyên liệu:
- 1,5 kg cá chép (1 con)
- 300 gr bột mì
- 300 gr bột xù
- 1 quả trứng gà
- 3 tép tỏi bằm nhuyễn
- Dầu ăn để chiên cá
- muối, bột gia vị, bột ngọt, hạt tiêu


Cách làm:
Cá chép mua về làm sạch, lọc lấy phần thịt và để nguyên miếng (hay còn gọi là file), cắt ngang mình cá thành 4 miếng (rộng khoảng 5- 6 cm), sau đó cho tỏi đã bằm nhuyễn, rắc muối, hạt tiêu, bột ngọt (hoặc bột gia vị vào cá và ướp).
Trứng đánh tan trong bát bỏ ra 1 cái đĩa sâu lòng cho dễ nhúng, bột mì để riêng 1 đĩa, bột chiên xù để riêng 1 đĩa.
Trước tiên cho cá vào đĩa bột mì thấm đều 2 mặt cho kín hết bột mì sau đó nhúng cá vào đĩa trứng đã đánh tan, sau khi nhúng xong cho cá vào đĩa bột xù, làm sao để bột bao hết miếng cá. Cho dầu ăn vào chảo và rán cá đã tẩm bột, dầu phải ngập cá, khi miếng cá vàng là được.

ČESNEKOVÁ POLÉVKA (Súp tỏi )

Nguyên liệu: Cho 4 người
- 1,5 lít nước xương ninh kỹ
- 10 - 12 nhánh tỏi
- 100 gr phô mai (đã bào thành sợi nhỏ)
- muối, tiêu bột
- 2 muỗng mỡ heo
- 4 muỗng Sốt majonéza
- vegetar (gia vị tổng hợp)
- Rau mùi thái nhuyễn

Cách làm:
Tỏi giã nhuyễn hoặc dùng bóp tỏi bóp nhuyễn, sau đó trộn với tiêu, cho mỡ vào rồi cho tỏi đã trộn tiêu vào nồi, tiếp đến cho sốt majonéza nêm nếm cho vừa ăn, là được.
Đun sôi nước xương, đổ phần trên vào.
Khi múc ta cho phô mai vào đĩa rồi múc súp đổ lên trên, cuối cùng rắc rau mùi.
Lưu ý: để món ăn ngon hơn cắt bánh mì hạt lựu rồi chiên, rắc lên trên súp rất ngon.

Bramborová kaše :
Chuẩn bị :
- 1 kg khoai tây (chọn loại khoai bở)
- 1/4 lít sữa tươi
- 2 muỗng bơ
- chút gia vị, muối
Cách làm:
Khoai tây rửa sạch cho vào luộc chín, lưu ý phải chín kỹ. Sau khi khoai chín vớt ra lột vỏ.
Sữa tươi đun ấm chứ không đun sôi, thả bơ vào cho tan chảy.


Cho khoai vào máy xay sinh tố, đổ sữa lẫn bơ vào và xay cho khoai tan nhuyễn nêm chút muối và gia vị cho đều và vừa ăn.
Cho ra từng đĩa (có thể rưới thêm bơ tan chẩy, phi hành khô lên trên).
Món này ăn cùng với rất nhiều thứ như: thịt bọc bột chiên, cá bọc bột chiên, thịt hun khói, thịt băm viên chiên.
Ngoài ra ăn thêm với dưa leo muối và cũng là trang trí món ăn luôn.

Pissa

Pizza là món ăn của Italia có nhiều chủng loại phong phú khác nhau. Tại Cộng hòa Séc món ăn này rất thịnh hành và được người Séc ưa chuộng.
Nguyên liệu:
Lò nướng nhiệt độ 200OC, khay để nướng bánh
- 400 gr bột mì
- 200 gr thịt hun khói
- 250 gr phô mai thái sợi
- 200 gr Nấm (hoặc nấm rơm) thái lát mỏng
- 1/2 bát ăn cơm ketchup (cà chua hộp)
- 30 gr dầu ăn hoặc mỡ nước
- 1 củ hành tây thái nhuyễn
- 2 thìa cà phê bột nở
- 1 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê đường
- 250 ml nước ấm

Pizza thịt hun khói và nấm žampion: cho 4 người

Cách làm :
Hòa bột nở với nước ấm rồi cho đường vào đánh tan.Cà chua hộp trộn hành củ, nêm một chút bột nêm cho vừa ăn.
Bột mì trộn với muối và dầu ăn (hoặc mỡ) sau đó cho bột nở vào trộn đều tất cả với nhau cho tới khi bột đều, không dính tay là được. Ủ 20 phút rồi lấy ra chia làm 4 phần. Mỗi phần được cán mỏng và nặn thành hình tròn 30 - 35 cm, có mép gờ cao, sau đó để vào khay sắt (có thể nướng qua để bánh nền ổn định hình) rồi trải lên đó lần lượt 1 lớp cà chua hộp đã trộn, tiếp đó là phô mai, nấm đã thái mỏng và cuối cùng là thịt hun khói rồi cho bánh vào lò nướng với nhiệt độ: 200OC
Khoảng 10 phút đưa ra kiểm tra xem mép của bánh đã vàng sậm chưa và phô mai đã tan đều là được.
Chú thích: có thể thay nguyên liệu thịt hun khói bằng hải sản như tôm, cá... và nấm bằng ớt Đà Lạt hay còn gọi là ớt ngọt, hoặc trái thơm (dứa), quả ô liu, ngô ngọt...

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Ăn

Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ “ăn”.


1. Khi còn bé thì “ăn học”,
2. Lớn thêm chút nữa thì “ăn chơi”
3. Lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách “ăn thịt”.
4. Ăn thịt xong thì phải “ăn hỏi” rồi “ăn cưới”, cưới về phải tiến hành “ăn nằm”.
5. Khi vợ đến kỳ nguyệt san đành phải “ăn chay” hoặc "ăn vụng", sau khi vợ sinh em bé thì phải “ăn kiêng”, về già rụng răng phải “ăn cháo”, xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà “ăn xôi”…
1- Hồi nhỏ thì "ăn vóc học hay", xin tiền ba mẹ mua quà không được thì "ăn vạ"
2- Lớn lên học đòi thì bắt đầu "ăn diện" để tán gái, nhưng "ăn nói bậy bạ" thì có khi "ăn bạt tai"
3- Khi đã có vợ, sau một thời gian "ăn nằm" thì có khi "ăn năn đã muộn" và nghĩ rằng mình phải "ăn đời ở kiếp" với người này thì xem như "ăn cám hay ăn khế trả vàng" hay đúng là số "ăn mày".
4- Khi "ăn nên làm ra" thì "ăn tiền", "ăn bẩn" của dân, "ăn sung mặc sướng", rồi sanh tật "ăn gian", nói dối vợ là đi "ăn cơm khách" nhưng thực ra là đi "ăn vụng" hay gọi là "ăn bánh trả tiền"- trót lọt thì không sao, rủi đổ bể thì có mà "ăn cám" hoặc "bỏ ăn".
5- Khi thất nghiệp thì sẽ có lắm điều tệ hại :
a. hơi tệ: "ăn không ngồi rồi", "ăn theo", "ăn bám","ăn hại" vợ.
b. khá tệ: "ăn quỵt", "ăn mày".
c. quá tệ: "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp"
6- Khi cờ bạc (đánh cờ, đánh bạc), đang "ăn to" bỗng đứng dậy ra về gọi là "ăn non". "Ăn non" mà còn vênh váo, có khi "ăn đấm", "ăn đá", "ăn đòn", "ăn đạn".

Tác Giả: Amy Vân Lê sưu tầm